Wikipedia Việt

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem đầy đủ nội dung và tải về được những nội dung có đường link Smile

Join the forum, it's quick and easy

Wikipedia Việt

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem đầy đủ nội dung và tải về được những nội dung có đường link Smile

Wikipedia Việt

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Wikipedia Việt

Bách Khoa Về Quân Sự Uy Tín

Keywords

Latest topics

» Andrey Ivanovich Yeryomenko
Xe tăng Iosef Stalin EmptyThu Dec 29, 2016 4:28 pm by aka47

» Sukhoi Su-30
Xe tăng Iosef Stalin EmptyThu Dec 29, 2016 4:21 pm by aka47

» Lực lượng đổ bộ đường không Nga Vdv
Xe tăng Iosef Stalin EmptyWed Dec 28, 2016 11:44 pm by đông tà

» Xe tăng Iosef Stalin
Xe tăng Iosef Stalin EmptyTue Dec 27, 2016 11:49 am by đông tà

» Tải game AOE 3 (đế chế 3) full sẵn, full update. Cài đặt đơn giản
Xe tăng Iosef Stalin EmptyMon Dec 26, 2016 9:26 pm by đông tà

» Nội quy diễn đàn
Xe tăng Iosef Stalin EmptyMon Dec 26, 2016 8:27 pm by đông tà

» Top 5 phần mềm sửa lỗi Windows hiệu quả
Xe tăng Iosef Stalin EmptyMon Dec 26, 2016 8:18 pm by Admin

» Hệ thống tên lửa Tor
Xe tăng Iosef Stalin EmptyMon Dec 26, 2016 7:54 pm by Admin

» Lớp tàu hộ vệ Gepard
Xe tăng Iosef Stalin EmptyMon Dec 26, 2016 7:42 pm by Admin

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month

No user

Top posters

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 

Poll

bạn có muốn sửa nội quy không ?
Xe tăng Iosef Stalin Bar_left0%Xe tăng Iosef Stalin Bar_right 0% [ 0 ]
Xe tăng Iosef Stalin Bar_left100%Xe tăng Iosef Stalin Bar_right 100% [ 3 ]

Tổng số bầu chọn : 3


    Xe tăng Iosef Stalin

    đông tà
    đông tà


    Tổng số bài gửi : 4
    Join date : 26/12/2016
    Age : 31
    Đến từ : hà nội

    Xe tăng Iosef Stalin Empty Xe tăng Iosef Stalin

    Bài gửi by đông tà Tue Dec 27, 2016 11:49 am

    Xe tăng Iosef Stalin 450px-Belarus-Minsk-Museum_of_GPW_Exhibition-5
    IS-2 đời 1943 (phải) và IS-3 tại Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Minsk, Belarus

    • Loại : Xe tăng hạng nặng
      Nguồn gốc  :       Xe tăng Iosef Stalin 35px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Liên Xô

    Lược sử hoạt động

    • Trang bị 1943–những năm 1970
      Quốc gia sử dụng Liên Xô, Trung Quốc, Ai Cập, Cuba, Bắc Triều Tiên
      Sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hungary (1956), Chiến tranh Sáu ngày, Tiệp Khắc (1964)

    Lược sử chế tạo

    • Nhà thiết kế Zh. Kotin, N. Dukhov
      Năm thiết kế 1943 (IS-2), 1944 (IS-3), 1944–45 (IS-4)
      Nhà sản xuất Nhà máy Kirov, UZTM
      Giá thành IS-2: 230.000 rúp (1945)
      IS-3: 267.200 rúp (1945)[1]
      Giai đoạn sản xuất 1943–45 (IS-2), 1945–47 (IS-3), 1945–46 (IS-4)
      Số lượng chế tạo 130 IS-1
      3.854 IS-2
      2.311 IS-3
      250 IS-4

    Thông số kỹ chiến thuật (IS-2 Model 1944[2])

    • Khối lượng 46 tấn
      Chiều dài 9,90 m
      Chiều rộng 3,09 m
      Chiều cao 2,73 m
      Kíp chiến đấu 4
      Bọc giáp 30 – 200 mm (tùy vị trí)
      Vũ khí chính D25-T 122 mm (28 phát)
      Vũ khí phụ 2 súng máy hạng nhẹ Degtyarev, 1 súng máy DShK
      Động cơ Động cơ diesel 12 xi lanh V-2
      600 hp (450 kW)
      Công suất/trọng lượng 13 hp/tấn
      Hệ thống treo thanh xoắn
      Sức chứa nhiên liệu 820 l
      Tầm hoạt động 240 km
      Tốc độ 37 km/h

    Xe tăng Iosif Stalin (hay Xe tăng IS, được đặt theo tên lãnh đạo Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin), là một loại xe tăng hạng nặng được Liên bang Xô viết phát triển trong Thế chiến II. Những chiếc xe tăng thuộc loại này thỉnh thoảng được gọi là xe tăng JS hay ИС.
    Xe tăng hạng nặng IS được thiết kế với mục đích hỗ trợ các mũi đột phá tiêu diệt các công sự phòng thủ vững chắc của Đức, hoặc hạ gục các loại xe tăng hạng nặng của Đức như Tiger (Con Cọp) và Panther (Con Báo). Xe có vỏ giáp rất dày (tương đương 200mm thép ở phía trước xe), đủ sức chống chịu được pháo 88 mm của xe tăng Tiger I (Con Cọp) của Đức ngay cả ở cự ly gần. Hỏa lực của xe cũng rất mạnh với pháo nòng dài 122mm, đủ khả năng tiêu diệt mọi loại xe tăng hạng nặng như Tiger (Con Cọp) và Panther (Con Báo) của Đức. Nhờ sự kết hợp "giáp dày - pháo lớn" này, IS-2 giành ưu thế áp đảo trước xe tăng Đức trong những trận đấu tăng trực diện, nó có thể tiêu diệt mọi loại xe tăng hạng nặng Đức từ cự ly mà đối phương không thể bắn trả một cách hiệu quả. Sau khi nghiên cứu, tướng xe tăng Heinz Guderian của Đức đã kết luận rằng ngay cả xe tăng hạng nặng Tiger (Con Cọp) cũng không phải là đối thủ của IS-2, và phải cần tới 3-5 chiếc xe tăng Tiger I để có thể đánh bại duy nhất một chiếc IS-2. Để mô tả nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với IS-2, lính Đức đã đặt cho IS-2 một biệt danh là "Dooms", nghĩa là "Quỷ dữ".
    Tuy có khả năng đấu tăng đáng gờm, nhưng IS-2 cũng được dùng như loại xe tăng đột phá, bắn đạn có sức nổ cao để phá hủy các cứ điểm và boong-ke vững chắc. Chiếc IS-2 được đưa vào hoạt động tháng 2 năm 1944, và được Hồng quân sử dụng như mũi nhọn trong Trận Berlin ở giai đoạn cuối cuộc chiến.
    Dựa trên thành công của IS-2, tháng 3/1945, Liên Xô đã chế tạo ra loại IS-3 có sức mạnh còn lớn hơn nữa. Với vỏ giáp trước tháp pháo dày tới 300mm và pháo 122mm cải tiến, ngay cả Xe tăng Vua Cọp (loại xe tăng mạnh nhất của Đức) cũng không phải là đối thủ của IS-3. Tuy nhiên, IS-3 đã không kịp tham chiến do quân Đức đã đầu hàng.

    Thiết kế và sản xuất

    IS-1

    • Loạt xe tăng hạng nặng KV của Liên Xô bị các kíp lái chỉ trích vì tính cơ động kém, trong khi hỏa lực chỉ ngang bằng so với loại T-34 hạng trung. Năm 1942, vấn đề này đã được giải quyết một phần nhờ loại tăng KV-1S nhẹ hơn và nhanh hơn, nhưng KV-1S vẫn đắt hơn nhiều so với T-34, hỏa lực cũng chỉ ngang bằng. Chương trình xe tăng hạng nặng hầu như đã bị Stalin huỷ bỏ năm 1941 để dành nguồn lực cho việc chế tạo T-34. Tuy nhiên, việc Đức triển khai một số lượng đáng kể xe tăng hạng nặng Panther và Tiger I tại Trận Kursk trong mùa hè năm 1943 đã làm thay đổi mức độ ưu tiên của người Liên Xô, ngành công nghiệp xe tăng Liên Xô chế tạo ra loại KV-85, và tiếp tục chương trình thiết kế KV-13 để tạo ra một xe tăng với cách bố trí giáp tiên tiến hơn và súng chính mạnh hơn. Vì Nguyên soái Kliment Voroshilov đã mất ưu thế chính trị, loạt tăng mới được đặt tên là Xe tăng Iosif Stalin.
      Nguyên mẫu IS-85 ban đầu được chấp nhận sản xuất với tên gọi xe tăng hạng nặng IS-1. Tuy có vỏ giáp tốt nhưng hỏa lực của IS-1 vẫn chưa đủ mạnh, pháo 85mm của nó có sức xuyên giáp yếu hơn so với pháo 88mm trên xe tăng Tiger I của Đức. Mặt khác, ngay cả xe tăng hạng trung T-34 khi đó cũng đã được thử nghiệm trang bị pháo 85mm thay cho pháo 76mm. Việc sản xuất một loại xe tăng hạng nặng trang bị hỏa lực chỉ ngang với xe tăng hạng trung rõ ràng là không hiệu quả xét về chi phí bỏ ra. Chỉ có một số lượng nhỏ IS-1 được sản xuất (khoảng hơn 400 chiếc), sau đó Liên Xô dừng sản xuất loại này và chuyển sang nghiên cứu sản xuất loại IS-2 được trang bị hỏa lực mạnh mẽ hơn nhiều.

    IS-2
    Lựa chọn pháo

    • Hai ứng cử viên là pháo A-19 122mm L/46 và pháo BS-3 100 mm L/53. Loại BS-3 (sau này được lắp trên pháo tự hành chống tăng SU-100 và xe tăng T-55) có khả năng xuyên giáp cao hơn (ở cự ly 500 mét, đạn xuyên giáp động năng của BS-3 xuyên được 185 mm thép so với 175 mm của A-19), tuy nhiên A-19 lại có loại đạn nổ công phá mạnh gần gấp đôi so với BS-3. Tương tự, BS-3 là một vũ khí khá mới và chưa được sản xuất nhiều, khả năng sản xuất hàng loạt trên dây chuyền có sẵn và đạn cho pháo chỉ có với loại A-19. So với loại pháo tăng F-34 cỡ 76mm của T-34 76.2 mm, đạn xuyên giáp động năng của A-19 có khả năng xuyên giáp tốt gấp đôi so với F-34, trong khi đạn nổ phá có sức mạnh cao gấp 3,5 lần so với loại pháo F-34.

    Xe tăng Iosef Stalin 375px-D25T_shells
    Các loại đạn pháo 122mm của IS-2

    • Sau khi thử nghiệm với cả súng BS-3 và A-19, loại A-19 đã được chọn là trang bị chính cho loại xe tăng mới, chủ yếu bởi nó đã sẵn sàng cung cấp và hiệu quả của loại đạn sức nổ cao của nó khi chống lại các công sự của Đức. Loại A-19 dùng đạn và thuốc phóng riêng, khiến nó có tốc độ bắn thấp và giảm khả năng của đạn, cả hai đều là những nhược điểm lớn trong những cuộc đấu tăng. Tuy nhiên, đạn pháo có sức công phá rất mạnh. Tuy đạn xuyên giáp 122 mm loại BR-471 của A-19 có sơ tốc kém hơn so với các pháo 75 mm và 88 mm sau này của Đức, nhưng do đạn có khối lượng lớn nên sức xuyên của nó vẫn rất mạnh, nhỉnh hơn cả pháo nòng dài 75mm L/70 rất hiệu quả lắp trên chiếc xe tăng Panther của Đức. Những cuộc thử nghiệm của Liên Xô cho thấy đạn BR-471 có thể xuyên thủng giáp trước của xe tăng Panther của Đức ở cự ly 1.000 mét[3] và xuyên thủng được giáp trước của Tiger I ở cự ly 1.500-2.000 mét, và vì thế được coi là đủ cho vai trò chống tăng.
      Dữ liệu của Quân đội Đức về tầm xuyên giáp của súng 122 mm A-19 chống lại xe tăng Panther cho thấy tác động của nó khi Panther đứng ở góc lệch 30 độ với viên đạn bay tới: đạn xuyên giáp động năng của A-19 có thể xuyên thủng giáp trước thân xe (chỗ của pháo thủ) ở khoảng cách 500 m, xuyên được giáp trước tháp pháo ở cự ly 1.500 mét.[4], và xuyên được giáp hông từ cự ly tới 3.500 mét. Tuy vậy từ năm 1944, việc thiếu quặng khiến người Đức chuyển sang sử dụng thép có hàm lượng các-bon cao và ni-ken, khiến vỏ giáp xe tăng Đức trở nên giòn hơn, một viên đạn xuyên giáp BR-471 APHE của IS-2 từ khoảng cách 2.500m cũng có thể gây sát thương cho Panther kể cả khi bắn vào giáp trước. Theo thí nghiệm ở Kubilka, đạn xuyên giáp động năng BR-471 của A-19 có thể bắn thủng giáp trước thân xe của Tiger II (King Tiger), loại xe tăng có giáp dày nhất của Đức, từ cự ly khoảng 500 - 600 mét, và xuyên được mặt trước tháp pháo của Tiger II (vùng không có khiên chắn) từ cự ly tới 2.500 mét.
      Đầu năm 1945, Liên Xô đưa vào trang bị loại đạn xuyên giáp BR-471B АРНЕВС, có sức xuyên giáp mạnh hơn 15% so với BR-471, giúp nâng cự ly tiêu diệt xe tăng Đức của IS-2 lên cao hơn nữa.
      Tuy nhiên, loại đạn nổ - công phá cỡ nòng 122mm mới là ưu thế chính của IS-2, với khả năng phá hủy và sát thương lớn. Viên đạn nổ phá 122mm của IS-2 nặng tới 25 kg, trong đó chứa lượng chất nổ nặng tới 3,8 kg, khi nổ sẽ tạo sức công phá rất mạnh. Khi bị trúng loại đạn này, vỏ giáp xe tăng Đức sẽ bị nứt nghiêm trọng hoặc vỡ từng mảng, các thiết bị mỏng manh như kính ngắm, điện đài... sẽ bị hỏng, và tổ lái trong xe cũng sẽ chết hoặc trọng thương vì chấn động của vụ nổ. Theo thử nghiệm của Liên Xô, chỉ cần 2-3 viên đạn nổ mạnh cỡ 122mm bắn trúng giáp trước, hoặc chỉ cần 1 viên bắn trúng sườn là đủ để phá hủy hoặc làm hỏng nặng một chiếc Tiger II (Vua Cọp). Một điểm quan trọng khác là sức mạnh của đạn nổ - công phá chỉ phụ thuộc vào lượng thuốc nổ chứa bên trong đạn, nó không bị suy giảm sức sát thương theo cự ly bắn như đạn xuyên giáp động năng. Do đó, loại đạn này có thể hạ gục hiệu quả mọi xe tăng hạng nặng Đức từ cự ly tới 3.000 mét, vượt xa cự ly mà xe tăng Đức có thể bắn hạ được IS-2.
      Tuy nhiên, kích cỡ pháo cũng là vấn đề với IS-2: đạn hai phần khá nặng, khiêng vác khó khăn nên tốc độ nạp đạn của pháo khá chậm (tỷ lệ bắn chỉ khoảng 2 viên mỗi phút). Một hạn chế khác với kích cỡ đạn là lượng đạn pháo có thể mang theo khá ít: chiếc xe tăng chỉ mang được 28 viên đạn ở bên trong.[5] Đã có ghi nhận về những tổ lái đã xoay xở thêm khoảng trống để mang được tới 42 viên đạn pháo trong xe, nhưng việc này không được khuyến khích do làm tăng tỷ lệ cháy nổ nếu xe bị trúng đạn. Mặt khác, IS-2 luôn có được sự hỗ trợ từ đội hình T-34 đông đảo đi cùng nên việc mang trên 28 viên đạn là hiếm khi cần thiết.
      Đến năm 1944 thì loại pháo tăng cải tiến D-25T cỡ 122mm được sử dụng cho IS-2, ưu điểm chủ yếu của pháo mới là có thêm một bộ phận hỗ trợ việc nạp đạn, giúp tăng tốc độ bắn lên khoảng 2-3 phát/phút, nếu người nạp đạn có sức khỏe và kỹ năng tốt thì có thể bắn được 4 phát/phút. Theo các tổ lái Liên Xô, tốc độ nạp đạn của IS-2 tuy khá chậm (2-3 phát/phút) nhưng đó không phải là trở ngại lớn trong thực tế chiến đấu, bởi với hệ thống điều khiển hỏa lực thủ công của thời đó, sau mỗi phát bắn, xạ thủ sẽ mất khoảng 15 giây để căn chỉnh đường ngắm hoặc tìm kiếm mục tiêu mới, nên tốc độ bắn cao hơn là ít khi cần thiết.
      Độ chính xác của pháo D-25T 122mm ít nhất là tương đương với các loại pháo tăng tốt nhất của Đức. Độ lệch trung bình của đạn xuyên giáp 122mm khi bắn vào mục tiêu ở xa 1 km là 170mm theo chiều dọc và 270mm theo chiều ngang. Kiểm tra của Liên Xô với pháo KwK-43 88mm L/71 (pháo tăng của xe King Tiger) trong cùng điều kiện đã cho độ lệch 200mm theo chiều dọc và 180mm theo chiều ngang[6].
      Bên cạnh pháo chính cỡ 122mm thì IS-2 có thêm một khẩu súng máy DT 7,62mm đồng trục, một khẩu DT khác nằm phía sau tháp pháo để đối phó với bộ binh đối phương muốn tiếp cận IS-2 từ phía sau, về sau thêm một súng máy hạng nặng DShK 12,7mm được gắn trên nóc tháp pháo để phòng không lẫn bắn mặt đất.

    Vỏ giáp

    • Giáp trước của IS-2 được làm thật dày để chống lại hỏa lực của xe tăng hạng nặng Đức. Giáp trước thân của IS-2 Model 1944 được làm dày 100mm thép nghiêng 60 độ, tương đương lớp thép dày 200mm đặt thẳng đứng (một số nguồn đưa ra con số 120mm thép nghiêng 60 độ, tương đương lớp thép dày 240mm đặt thẳng đứng). Giáp mặt trước tháp pháo dày 115mm, một số vùng tại khiên chắn quanh nòng pháo dày tới 155mm và đều được làm cong hình bán cầu (hình dạng này có tác dụng làm chệch hướng đạn xuyên của xe tăng địch, giúp tăng khả năng chống đạn lên 1,5-2 lần tùy góc chạm của đạn). Giáp hông tháp pháo của IS-2 cũng dày tới 90mm thép nghiêng 20 độ (tương đương 105mm thép đặt thẳng đứng).

    Xe tăng Iosef Stalin 375px-IS-2_scheme_of_armour
    Bố trí vỏ giáp của IS-2 Model 1943 (trên) và Model 1944 (dưới)

    • Nhìn chung, độ dày vỏ giáp trước của IS-2 cao gấp 1,5 tới 2 lần so với giáp trước của xe tăng hạng nặng của Đức (giáp trước xe Panther dày 110-140mm, Tiger I dày khoảng 100-120mm). Do sử dụng độ nghiêng của vỏ giáp, IS-2 đạt được độ dày vỏ giáp lớn trong khi trọng lượng xe khá nhẹ (chỉ khoảng 46 tấn, tương đương với xe tăng Panther của Đức, trong khi Tiger I nặng tới 57 tấn). Chỉ có xe tăng hạng siêu nặng Tiger II của Đức là có vỏ giáp trước tương đương với IS-2, nhưng xe Tiger II nặng tới 71 tấn (tức là gấp rưỡi IS-2), và phần giáp hông của Tiger II thì vẫn hơi mỏng hơn IS-2.
      Trong thực tế, ngay cả khi dùng đạn xuyên giáp cao cấp PzGr 40/43 APCR (lõi bằng tungsten), pháo 88mm L/56 của xe tăng Tiger I cũng chỉ có thể bắn xuyên giáp trước của IS-2 từ cự ly dưới 300 mét. Tài liệu hướng dẫn chiến thuật của Đức đã khuyến cáo các tổ lái Panther cần phải đợi IS-2 tiến vào cự ly dưới 600 mét để đảm bảo phát bắn có thể xuyên được giáp trước IS-2[7] Cũng theo tài liệu Đức, cự ly mà Tiger I có thể bắn xuyên giáp trước của IS-2 chỉ khoảng 300 mét, còn các loại xe tăng hạng trung trang bị pháo 75mm L/48 như StuG-3, Panzer IV... thì không thể bắn thủng giáp trước IS-2 dù ở bất cứ cự ly nào.

    Xe tăng Iosef Stalin 375px-IS-2_turret_2
    Giáp trước tháp pháo của IS-2, có thể thấy rõ phần khiên chắn quanh nòng pháo (nơi dễ trúng đạn nhất) được làm dày hơn vùng giáp xung quanh

    • Ngay cả loại pháo 88mm L/71 của xe tăng Tiger II (Vua Cọp), loại pháo tăng mạnh nhất của Đức cũng chỉ có thể bắn xuyên giáp trước của IS-2 ở cự ly 500 - 700 mét khi sử dụng đạn xuyên giáp Pzgr 39/43 APCBC-HE. Nếu sử dụng đạn xuyên giáp cao cấp PzGr 40/43 APCR (lõi bằng tungsten), Tiger II có thể hạ được IS-2 ở cự ly 1.200 - 1.500 mét, nhưng loại đạn này rất đắt tiền nên hiếm khi được trang bị (suốt chiến tranh, Đức chỉ sản xuất được 5.800 viên đạn PzGr 40/43), do vậy phần lớn các xe Tiger II của Đức chỉ được trang bị đạn Pzgr-39/43 nên chúng chỉ có thể hạ IS-2 ở cự ly gần hơn vài trăm mét nếu đấu trực diện. Theo lời kể của 1 tù binh là xạ thủ trên xe Tiger II, chiếc xe tăng của anh ta đã nã 7 phát đạn vào 1 chiếc IS-2 mà vẫn không xuyên được giáp trước của nó, phải tới phát bắn thứ 8 (bắn từ cự ly 700 mét) thì chiếc IS-2 mới bốc cháy.
      Vỏ giáp dày đem lại ưu thế lớn cho IS-2 trong các trận đấu tăng: nếu chiến đấu trực diện một chọi một, nó có thể tiêu diệt mọi loại xe tăng hạng nặng Đức từ cự ly mà đối phương không thể bắn trả một cách hiệu quả.

    Sản xuất IS-2

    • Nguyên mẫu IS-122 thay thế IS-85, và bắt đầu sản xuất hàng loạt với tên gọi IS-2. Các súng 85 mm có thể được dành cho loại xe tăng hạng trung T-34-85 mới, và một số chiếc IS-1 đã sản xuất được đổi tên lại trước khi rời nhà máy, và được gọi là IS-2.

    Xe tăng Iosef Stalin 375px-IS-2_tank_Monument_at_WWII_Memorial_in_Shatki
    IS-2 Model 1944, mẫu sản xuất được cải tiến giáp trước thân xe

    • Model sản xuất đầu tiên là IS-2 Model 1943, với pháo A-19 mạnh. Nó hơi nhẹ hơn và nhanh hơn model KV nặng nhất, với giáp trước dày hơn và thiết kế tháp pháo cải tiến hơn. Chiếc xe tăng có thể mang giáp nặng hơn loạt KV, trong khi vẫn có trọng lượng nhẹ hơn nhờ cách bố trí giáp hợp lý hơn. Giáp của những chiếc KV có hình dạng kém và rất dày ngay cả ở phía sau, trong khi loạt IS tập trung vỏ giáp ở phía trước. IS-2 nặng khoảng bằng loại Panther của Đức và nhẹ hơn loại xe tăng hạng năng Tiger. Nó hơi chậm hơn cả hai loại tăng này, động cơ 600 mã lực giúp IS-2 có thể chạy tối đa với vận tốc 37 km/giờ trên đường tốt và tầm hoạt động chừng 240 km.
      Những chiếc IS-2 Model 1943 có thể được phân biệt với IS-2 Model 1944 nhờ vỏ 'nghiêng' phía trước, và các tấm che ra vào nhỏ cho kíp lái. Những chiếc tăng đầu tiên thiếu các khoá ống di chuyển súng hay súng máy chống máy bay, và có khiên nhỏ.
      Chỉ có khoảng 400 chiếc IS-2 Model 1943 được sản xuất, đến đầu năm 1944, Liên Xô chuyển sang sản xuất loại IS-2 cải tiến (Model 1944), một phiên bản pháo nạp đạn nhanh hơn, loại D25-T với một hãm đai vách kép và bộ phận kiểm soát bắn tốt hơn, tốc độ nạp đạn tăng lên 2-3 phát/phút (nếu xe đứng yên và tổ lái có kinh nghiệm thì có thể nạp 4 phát/phút). Nó cũng có vỏ giáp trước thân xe liền khối (sử dụng một tấm chắn phẳng, nghiêng) chứ không phải là 2 tấm chắn gấp khúc như Model 1943, cách bố trí vỏ giáp này giúp thân xe của Model 1944 có khả năng chống đạn tốt hơn. Một số nguồn gọi nó là IS-2M, nhưng không nên nhầm lẫn nó với loại mang tên định danh chính thức IS-2M của Liên Xô đã được hiện đại hoá trong thập niên 1950. Các nâng cấp nhỏ khác gồm việc thêm vào khoá di chuyển trên đuôi vỏ, khiên rộng hơn, và, trên những model cuối cùng, một súng máy phòng không.
      Tuy thiết kế là tốt ở thời kỳ đó, các nhà quan sát phương Tây[ai nói?] thường có xu hướng chỉ trích những chiếc xe tăng Liên Xô vì ít được hoàn thiện kỹ và thô kệch. Người Liên Xô trả lời rằng điều đó là cần thiết bởi nhu cầu khẩn cấp cho chiến tranh, theo đó xe tăng cần được sản xuất thật nhanh và cần phải bỏ qua việc chế tạo tỉ mỉ những chi tiết phụ[8].

    Tính cơ động và độ tin cậy

    • Xe tăng IS-2 được thiết kế với những kinh nghiệm từ chiến trường, theo đó xe phải có độ tin cậy cao, dễ bảo dưỡng và sửa chữa trong những điều kiện khắc nghiệt.
      Những chiếc IS-2 ở các loạt sản xuất đầu tiên thường gặp trục trặc, gây ra một số lượng lớn các khiếu nại từ các quân đội. Tuy nhiên, cự ly hành trình trung bình của IS-2 ở các loạt sản xuất đầu tiên vẫn đạt 240 km, vượt xa so với xe tăng cùng hạng của Đức (Tiger I đạt 140 km, Tiger II chỉ đạt 110 km)[9]
      Để đảm bảo chất lượng của những chiếc IS-2 tiếp theo, nhóm thiết kế đã dừng nghiên cứu các mẫu xe tăng mới để tập trung nghiên cứu loại bỏ các khiếm khuyết trong thiết kế IS-2. Tháng 4 năm 1944, chất lượng của các xe tăng IS-2 đã được cải thiện đáng kể. Vào mùa đông 1944, báo cáo từ quân đội cho thấy IS-2 đã không gặp bất kỳ trục trặc nào sau quãng đường hành quân dài 1.000 km[10] Xét về độ tin cậy, IS-2 vượt hơn hẳn xe tăng Tiger của Đức, vốn thường xuyên gặp trục trặc khi phải di chuyển những quãng đường dài trên 300 km.
      Tốc độ quay tháp pháo IS-2 là 13-16° mỗi giây, tức là một vòng quay của tháp pháo cần 22-28 giây. Các ổ đĩa cho phép xoay tháp pháo kể cả khi động cơ bị hỏng, với tốc độ 8,3°/giây với một lực quay 16 kg. Trong khi đó, các xe tăng hạng nặng của Đức có một tháp pháo truyền động thủy lực hoặc bằng tay, tốc độ trong khoảng 5-19° mỗi giây. Như vậy, tốc độ quay tháp pháo của IS-2 nhỉnh hơn so với xe tăng hạng nặng của Đức.
      Tính cơ động của IS-2 được xem là khá khả quan, với động cơ diesel 520 mã lực cùng trọng lượng 46 tấn (tỷ lệ 11,2 mã lực/tấn). Tốc độ tối đa không vượt quá 37 km/h, chỉ bằng 2/3 chiếc T-34, nhưng đối với xe tăng đột phá nặng nề thì đặc tính này không quan trọng. Áp lực của xích trên mặt đất khoảng 0,8 kg/cm², tốt hơn nhiều so với xe tăng hạng nặng và hạng trung của Đức, cho phép IS-2 vượt qua các vùng bùn lầy, hố đạn pháo... một cách dễ dàng hơn xe tăng Đức. Xe tăng hạng nặng của Đức cũng hiếm khi được sử dụng tối đa công suất động cơ (do động cơ sẽ quá tải và bị hỏng), trong khi IS-2 có thể thường xuyên sử dụng tối đa công suất động cơ của mình.
      Hiệu quả chiến đấu của IS-2 còn được thể hiện qua tính dễ sửa chữa của nó. Có những trung đoàn IS-2, vào đêm hôm trước bị hỏng hầu hết số xe của họ, trong vòng một hoặc hai ngày sửa chữa đã lại có đủ xe tăng sẵn sàng chiến đấu. Ví dụ, trung đoàn xe tăng hạng nặng số 88 chỉ còn hai xe tăng IS-2 vào ngày 25/1/1945, trong khi những xe khác bị bắn hỏng hoặc trục trặc kỹ thuật (bao gồm cả hai chiếc bị rơi xuống sông). Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần sửa chữa, đến ngày 01 tháng 2, trung đoàn đã có trong tay 15 xe IS-2 sẵn sàng chiến đấu. Trong khi đó, xe tăng hạng nặng của Đức như Panther, Tiger... khi bị hỏng cần rất nhiều thời gian sửa chữa, nhiều khi phải đưa về tận xưởng ở Đức để sửa chữa. Vì vậy, số xe Tiger sẵn sàng chiến đấu thường chỉ dao động trong khoảng 40-60% số xe của toàn đơn vị thiết giáp Đức đó, trong khi tỷ lệ này ở IS-2 thường xuyên đạt tới 80-90%. Tính năng dễ bảo dưỡng và sửa chữa của IS-2 cũng là một trong những nhân tố tạo nên ưu thế của loại xe này trước các xe tăng hạng nặng Đức.

    Chi phí chế tạo

    • Xe tăng IS-2 được thiết kế theo đúng học thuyết của Hồng quân Liên Xô: một loại xe tăng có hỏa lực và vỏ giáp mạnh, độ tin cậy cao, dễ bảo dưỡng trong khi chi phí chế tạo ở mức tối thiểu (để có thể sản xuất thật nhanh).
      Theo thời giá 1945, mỗi chiếc IS-2 có giá 230.000 rúp, mỗi chiếc IS-3 có giá 267.200 rúp[1]. Mức giá này cao gần gấp đôi một chiếc T-34/85 (136.380 rúp), nhưng vẫn khá rẻ so với các loại xe tăng hạng nặng cùng thời của nước khác.
      Tính theo thời giá 1945 và quy đổi ra đôla, một chiếc IS-2 có giá 46.000 USD, rẻ hơn rất nhiều so với xe tăng hạng nặng của Đức. Chưa tính chi phí cho vũ khí, kính ngắm và điện đài, mỗi chiếc xe tăng Tiger II đã có giá tới 150.000 USD, Tiger I có giá 120.000 USD, xe tăng Panther có giá 55.000 USD). Thậm chí IS-2 còn rẻ hơn một chiếc xe tăng hạng trung Panzer IV Ausf-G (giá 48.000 USD).
      Nhờ chi phí thấp, Liên Xô có thể sản xuất IS-2 với một tốc độ khá nhanh. Đã có 3.851 chiếc IS-2 được chế tạo, trong đó 3.350 chiếc chế tạo từ đầu năm 1944 cho đến tháng 4/1945. Càng về sau thì sản xuất càng nhanh, từ tháng 4/1944, Liên Xô đã sản xuất được 250 chiếc IS-2 mỗi tháng và duy trì cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trong khi đó, từ đầu năm 1943 cho đến hết chiến tranh, Đức chỉ sản xuất được 1.355 chiếc Tiger I và 492 chiếc Tiger II (cao điểm nhất là tháng 4/1944, Đức cũng chỉ sản xuất được 104 chiếc Tiger I mỗi tháng).

    Lịch sử chiến đấu

    • Về chiến thuật, IS-2 thường được triển khai trong các Tiểu đoàn xe tăng tinh nhuệ, các đơn vị này được cử đến bất cứ nơi nào mà Hồng quân gặp phải kháng cự mạnh từ đối phương. Với hỏa lực mạnh mẽ đủ sức tiêu diệt xe tăng Panther và Tiger I từ xa, cũng như khả năng diệt công sự với đạn nổ hạng nặng, làm cho IS-2 có một vai trò không thể thay thế. Một lữ đoàn tăng hạng nặng điển hình có 3 trung đoàn, gồm tổng cộng 65 chiếc IS-2.
      Chiến thuật thường được sử dụng là những chiếc IS-2 sẽ đi đầu trong đội hình đột phá, dùng sức mạnh hỏa lực và khả năng chống chịu tốt để thanh toán những mục tiêu kiên cố và "khó nhằn" như xe tăng hạng nặng, pháo tự hành, các lô cốt pháo chống tăng của Đức... Sau khi các mục tiêu này bị hạ, phòng tuyến đối phương sẽ yếu đi nhiều, lúc đó đội hình xe tăng hạng trung T-34 sẽ tràn tới sau, dùng số lượng đông đảo và tốc độ nhanh để càn quét, tiêu diệt những mục tiêu dễ dàng hơn như bộ binh, ụ súng máy... của Đức, trong khi những chiếc IS-2 sẽ tiếp tục tiến tới phòng tuyến kế tiếp. Chu trình này cứ tiếp tục lặp lại, tạo thành mũi đột phá xe tăng đâm sâu hàng chục km vào phòng tuyến đối phương. Cách phối hợp này đảm bảo tốc độ của mũi đột phá, trong khi lại giảm thiểu được đáng kể thiệt hại cho đội hình xe tăng đột phá bởi vũ khí chống tăng Đức.
      Khi IS-2 đi vào tham chiến thì quân Đức đã phải lui vào thế phòng thủ, do đó IS-2 chủ yếu đóng vai trò xe tăng đột phá phòng tuyến địch, dùng hỏa lực mạnh để diệt công sự địch và tiêu diệt xe tăng hạng nặng Đức như Panther, Tiger. Đã có một số trận đánh xảy ra giữa IS-2 với xe tăng hạng nặng Đức, thực tiễn chiến đấu cho thấy IS-2 thể hiện ưu thế vượt trội hơn xe tăng Đức.

    Xe tăng Iosef Stalin 420px-BUDAPEST_45_II
    IS-2 trong chiến dịch Budapest năm 1945

    • Trận đánh đầu tiên của IS-2 là vào tháng 2 năm 1944 ở chiến dịch Korsun-Shevchenko, Ukraine. Tại đây, một đơn vị duy nhất gồm 10 chiếc IS-2 của Trung đoàn 72 đã phá hủy không ít hơn 41 xe tăng và pháo tự hành Đức (bao gồm nhiều chiếc Tiger I và pháo tự hành hạng nặng), 3 xe thiết giáp và 10 pháo chống tăng trong một số trận đánh giữa tháng 4 tới đầu tháng 5 năm 1944, trong khi chỉ có 8 chiếc IS-2 bị mất. Lớp giáp phía trước của IS-2 đã được chứng minh là không thể bị bắn thủng bởi pháo 88 mm L/56 của xe tăng Tiger I ở khoảng cách 500 mét hoặc thậm chí gần hơn.
      IS-2 đã chạm trán Tiger II (Vua Cọp) của Đức vào trung tuần tháng 8/1944, trong chiến dịch chiếm bàn đạp vượt sông Vistula ở Ogledow, Ba Lan. Thời điểm đó, Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng 501 của Đức với 20 chiếc Tiger II (Vua Cọp) đã tham gia đánh chặn đội hình vượt sông của Hồng quân. Đây là lần đầu tiên Tiger II tham chiến, với giáp dày và hỏa lực mạnh, Tiger II có được sự kỳ vọng lớn của quân Đức. Song trong trận đánh này, các Tiger II lại bị lực lượng xe tăng IS-2 Liên Xô áp đảo.
      Cụ thể, ngày 13 tháng 8, trung đoàn tăng IS-2 hạng nặng độc lập số 11 gồm 11 xe tăng IS-2, phải chống đỡ một cuộc tấn công của 14 xe tăng Tiger II (King Tiger - Vua Cọp) và một số xe Panzer IV thuộc tiểu đoàn tăng Panzer hạng nặng 501. Với pháo lớn hơn hẳn và giáp trước dày, trong trận đấu tăng, các xe IS-2 phơi bày giáp trước về phía địch và dùng pháo 122mm bắn đạn nổ mạnh (HE) để phá hủy giáp trước của các Vua Cọp ở cự ly 1.000 mét. Pháo 88mm L/71 của Vua Cọp đã không thể xuyên được giáp trước của IS-2 từ cự ly này, buộc các xe còn lại phải bỏ vị trí vào tháo lui, tạo điều kiện để Hồng quân chiếm bàn đạp, lập đầu cầu vượt sông. Kết thúc trận đánh, 6 chiếc Tiger II đã bị IS-2 phá hủy trong khi Liên Xô không bị thiệt hại nào. Tính cả những trận đánh khác, 14 chiếc Tiger II của Tiểu đoàn 501 đã bị phá hủy chỉ trong 2 ngày 12-13/8/1944.
      Các trận đấu tăng tiếp tục diễn ra suốt tháng 8 năm 1944 trên đầu cầu Sandomierz. Trong các trận đánh của trung đoàn xe tăng hạng nặng số 71, họ đã phá hủy 17 xe tăng Đức (bao gồm 6 chiếc Tiger II kể trên), 2 pháo tự hành và 3 xe thiết giáp. Thiệt hại của Liên Xô là 3 xe tăng IS-2 bị phá hủy và 7 chiếc bị hư hại[11].
      Vào tháng Mười năm 1944, trung đoàn xe tăng hạng nặng số 79 đã tổ chức một cuộc đột kích trên sông Narew phía bắc của thành phố Serock. Quân Đức với tổng số hơn 200 xe tăng, cố gắng tấn công loại bỏ các đầu cầu. Ngày 4 Tháng 10/1944, xe tăng hai bên đối đầu nhau. Quân Đức bị mất 5 chiếc Panther và Tiger I, trong khi Liên Xô mất 1 chiếc IS-2 và một chiếc khác bị hư hại. Ngày 06 tháng 10, thêm 4 xe tăng Liên Xô bị mất, Đức mất 3 xe tăng và 2 xe thiết giáp. Từ ngày 06 đến ngày 09 tháng 10, trung đoàn 79 khéo léo tạo ra một phòng tuyến, họ đã bắn cháy 11 xe tăng đối phương mà chỉ mất duy nhất 1 chiếc IS-2.
      Trung đoàn xe tăng hạng nặng số 78 trong chiến dịch Debrecen ở Hungary, từ ngày 06 đến ngày 31 tháng 10/1944 đã phá hủy 46 xe tăng Đức (trong đó có 6 xe Tiger I, 30 xe Panther, 10 xe Panzer IV), 25 pháo tự hành, 109 pháo, 38 xe bọc thép, 60 ổ súng máy, 2 kho đạn dược và 12 máy bay đậu trên sân bay. Trung đoàn chỉ bị tổn thất 2 chiếc IS-2 do súng chống tăng vác vai Panzerfaust, 16 xe IS-2 khác bị hư hại ở các mức độ khác nhau. Nổi bật nhất là trận đánh trong 2 ngày 16 - 17/10/1944 ở gần thành phố Canar, Trung đoàn xe tăng 78 đã phá hủy 12 chiếc xe tăng Panther mà chỉ bị mất 1 chiếc IS-2 bị phá hủy và 2 chiếc khác bị hỏng[12].
      Trong trận đánh vào ngày 15/1/1945, chiếc IS-2 của Trung úy cận vệ Ivan Ivanovich Khitshenko (Иван Иванович Хиценко) thuộc lữ đoàn xe tăng hạng nặng số 30 đã một mình chống lại 10 chiếc xe tăng Tiger của Đức. Chiếc IS-2 đã liên tục bắn hạ 5 xe tăng Tiger của Đức trước khi nó bị trúng đạn và bốc cháy, Khitshenko hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lenin vì lòng quả cảm trong chiến đấu[13]
      Trong chiến dịch Vistula-Oder, từ ngày 14 đến ngày 31 tháng 1 năm 1945, Trung đoàn xe tăng hạng nặng số 80 đã phá hủy 19 xe tăng và pháo tự hành của Đức, 41 khẩu pháo, 15 ổ súng máy, 10 súng cối và 12 lô cốt. Trong số 23 chiếc xe tăng IS-2 của trung đoàn tham gia chiến đấu, không có chiếc nào bị phá hủy[6].
      Trong các cuộc chiến đấu vào tháng 3 năm 1945 ở Ba Lan, một trưởng xe xuất sắc của IS-2 là Mikhail Alekseevich Fedotov, chiếc xe tăng IS-2 của ông đã phá hủy 6 xe tăng và pháo tự hành Đức (bao gồm ít nhất 3 chiếc hạng nặng), 11 khẩu pháo, 2 khẩu đội súng cối, 3 xe bọc thép và một số xe cơ giới khác, hạ hơn 100 lính Đức[14].
      Để mô tả nỗi ám ảnh khi phải đối mặt với IS-2, lính Đức đặt cho IS-2 một biệt danh là "Dooms", nghĩa là quỷ dữ.
      Vị tướng xe tăng Heinz Guderian của Đức đã từng kiểm tra một chiếc IS-2 hư hại bị quân Đức bắt được. Sau khi kiểm tra vỏ giáp và hỏa lực của IS-2, Guderian kết luận rằng "xe tăng Stalin" có sức mạnh như tên gọi của nó. Ông viết: "Đừng tham gia vào một trận đánh với xe tăng Stalin nếu không có ưu thế áp đảo về số lượng. Tôi tin rằng để hạ mỗi chiếc IS, chúng ta phải huy động toàn bộ một trung đội Tiger (gồm 3-5 chiếc). Bất kỳ một nỗ lực nào nhằm đem Tiger đánh một-chọi-một với IS chỉ có thể dẫn đến sự mất mát một cỗ máy chiến tranh quý giá của Đức". Ngay sau đó, các quy tắc chiến thuật mới đã được đưa ra cho lính tăng Đức: tránh đối đầu trực diện với IS-2 mà phải tìm cách phục kích và khai hỏa bất ngờ, khi bắn phải luôn tìm cách nhắm vào sườn và hông của IS-2 (nơi có vỏ giáp mỏng hơn), và chỉ nên bắn ở cự ly gần.

    IS-3

    • Cuối năm 1944, thiết kế IS-2 được nâng cấp lên thành chiếc IS-3. Chiếc xe tăng này có kiểu bố trí giáp cải tiến và một tháp pháo đúc hình bán cầu (giống với một chiếc "bát súp" lật úp) sẽ trở thành dấu hiệu của các xe tăng Liên Xô thời hậu chiến. Loại tháp pháo thấp và hình cầu này biến IS-3 trở thành một mục tiêu nhỏ và khó trúng đạn hơn, đồng thời cũng giúp giáp xe dày mà trọng lượng xe vẫn nhẹ. Tuy nhiên nó cũng gây ra những hạn chế quan trọng: nó làm hẹp đi khá nhiều diện tích làm việc, đặc biệt với người nạp đạn (các xe tăng Liên Xô nói chung có đặc điểm nội thất nhỏ hẹp, không rộng rãi như các xe tăng phương Tây). Tháp pháo thấp cũng hạn chế mức hạ của súng chính, bởi khoá nòng súng có ít chỗ bên trong tháp pháo để quay trên trục đứng của nó. Vì thế, IS-3 ít có khả năng chiếm ưu thế trên những vị trí cao chĩa nòng xuống dưới, một chiến thuật mà các xe tăng phương Tây thường có ưu thế hơn[15]. Dáng mũi chúi xuống của IS-3 khiến nó được các kíp lái đặt tên là Shchuka (Pike).

    Xe tăng Iosef Stalin 375px-IS3
    IS-3 có kiểu bố trí giáp tiên tiến, với tháp pháo hình bán cầu như nhiều kiểu xe tăng Liên Xô sau này. (Chiếc IS-3 này được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Các lực lượng Vũ trang và Lịch sử Quân sự tại Brussels, Bỉ.)

    • Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu của IS-2, vỏ giáp của IS-3 được bố trí lại hợp lý hơn. IS-3 thấp hơn 30 cm, giáp nóc xe (nơi hiếm khi trúng đạn) được làm mỏng bớt, phần trọng lượng dôi ra được dùng để tăng cường vỏ giáp trước (nơi dễ trúng đạn nhất) dày hơn IS-2 rất nhiều. Giáp trước thân xe được tăng cường, dày 110 mm vát nghiêng 60 độ và hếch lên 30 độ (hình dáng giống như mũi cá măng), đạt độ dày tương đương 260 mm thép đặt thẳng đứng. Giáp trước tháp pháo dày 175 mm và được làm vát nghiêng theo hình mai rùa lật úp, đạt độ dày tương đương 250–313 mm thép đặt thẳng đứng. Vùng khiên chắn giữa tháp pháo thì có độ dày tới 220mm vát cong, đạt độ dày gần 400 mm thép đặt thẳng đứng. So với IS-2, giáp trước thân xe của IS-3 dày hơn 10-20%, giáp trước tháp pháo dày hơn 30-80%.
      Giáp trước của IS-3 đủ sức chịu được đạn pháo 88mm L/56 của xe tăng Tiger I ở bất cứ cự ly nào, cho phép nó có khả năng đấu tăng vượt trội so với xe tăng hạng nặng của Đức. Ngay cả loại xe tăng hạng siêu nặng King Tiger với pháo 88mm L/71 cũng không thể bắn xuyên được giáp trước của IS-3 với loại đạn APCBC thông thường, còn nếu dùng đạn xuyên giáp đặc biệt APCR (vốn rất hiếm và đắt), King Tiger cũng chỉ có thể bắn xuyên được giáp trước thân xe của IS-3 ở cự ly rất gần (khoảng 500 mét trở xuống) và cũng không xuyên được mặt trước tháp pháo. Do đó, nếu đánh trực diện ở địa hình trống trải và cả 2 phía đều thấy nhau từ xa, King Tiger gần như chắc chắn sẽ bị IS-3 đánh bại.
      Loại xe duy nhất của Đức có thể đe dọa IS-3 trong một trận đánh "một chọi một" là pháo tự hành hạng siêu nặng Jagdtiger với pháo 128 mm L/44. Tuy nhiên, Jagdtiger có giá thành rất đắt, lại dễ hỏng hóc nên chỉ được sản xuất với số lượng rất nhỏ (khoảng 77 chiếc), nên xét về toàn cục thì Đức cũng không thể dựa vào Jagdtiger chống lại IS-3.
      Tuy có tính năng ấn tượng, IS-3 đã không kịp tham chiến trong Thế chiến II (nó chỉ được sản xuất vào tháng 4/1945). Dù một số nguồn trước kia tuyên bố rằng chiếc xe tăng này đã tham chiến ở cuối cuộc chiến ở châu Âu, không có báo cáo chính thức nào xác nhận điều này. Hiện nói chung mọi người chấp nhận rằng chiếc xe tăng đã không tham chiến với quân Đức, dù một trung đoàn có thể đã được triển khai chống người Nhật tại Mãn Châu.
      Ngày 7/9/1945, tại cuộc duyệt binh của quân Đồng Minh diễn ra ở Berlin, 52 chiếc xe tăng hạng nặng IS-3 mới nhất đã tạo ra một cú sốc đối với quân Đồng Minh. Đó là những chiếc xe tăng của trung đoàn xe tăng hạng nặng Cận vệ số 71, chính là đơn vị đầu tiên đã dùng IS-2 chạm trán và đánh bại xe tăng Tiger II của Đức trên mặt trận phía Đông. Các tướng lĩnh Anh, Mỹ công nhận IS-3 là một mẫu thiết kế rất thành công, thậm chí có những vị tướng Anh, Mỹ nhận xét rằng công nghệ xe tăng của Liên Xô đã đi trước họ tới 10 năm[16].
      Năm 1952, một model phát triển thêm nữa được đưa vào sản xuất, chiếc IS-10. Vì không khí chính trị sau cái chết của Stalin năm 1953, nó được đổi tên thành T-10.
      Giữa thập niên 1950, số tăng IS-2 còn lại (chủ yếu các biến thể model 1944) được nâng cấp để tăng khả năng chiến đầu. Model nâng cấp này tạo ra loại IS-2M, với các bình nhiên liệu phụ thêm bên ngoài ở phía sau (loại IS-2 căn bản chỉ có các thùng dầu phụ ở hai bên thân), các khoang chứa ở cả hai bên thân, và các viền bảo vệ dọc theo các cạnh phía trên của xích. IS-3 cũng được hiện đại hoá thêm thành IS-3M.

    Bảng so sánh thông số kỹ thuật giữa các loại xe tăng hạng nặng của quân đội Liên Xô trong thế chiến II

    • T-35 T-100 SMK KV-1
      M1940 KV-1
      M1941 KV-1
      M1942 KV-1S
      M1942 KV-85
      M1943 IS-2
      M1945 IS-3[18]
      M1945
      Kíp chiến đấu 11 7 7 5 5 5 5 4 4 4
      Trọng lượng 45 tấn 58 tấn 55 tấn 43 tấn 45 tấn 47 tấn 42.5 tấn 46 tấn 46 tấn 46.5 tấn
      Vũ khí chính 76.2 mm
      M. 27/32 76.2 mm
      L-11 76.2 mm
      L-11 76.2 mm
      F-32 76.2 mm
      F-34 76.2 mm
      ZiS-5 76.2 mm
      ZiS-5 85 mm
      D-5T 122 mm
      D-25T 122 mm
      D-25T
      Lượng đạn mang được 100 viên – – 111 viên 111 viên 114 viên 114 viên 70 viên 28 viên 28 viên
      Vũ khí phụ 2×45 mm,
      5×7.62 mm 45 mm 45 mm 2× súng máy hạng nhẹ DT 4×DT 4×DT 4×DT 3×DT 2×DT, DShK 2×DT, DShK
      Động cơ 500 hp
      M-17M(chạy bằng xăng) 500 hp 850 hp
      AM-34 600 hp
      V-2K(động cơ diesel) 600 hp
      V-2 600 hp
      V-2 600 hp
      V-2 600 hp
      V-2 600 hp
      V-2 600 hp
      V-2-IS
      Dung tích 910 l – – 600 l 600 l 600 l 975 l 975 l 820 l 520 + 270 l
      Vận tốc di chuyển trên đường 30 km/h 35 km/h 36 km/h 35 km/h 35 km/h 28 km/h 45 km/h 40 km/h 37 km/h 37 km/h
      Tầm hoạt động(đi trên đường) 150 km – 150 km 335 km 335 km 250 km 250 km 250 km 240 km 150 (225) km
      Lớp giáp bọc 11–30 mm 20–70 mm 20–60 mm 25–75 mm 30–90 mm 20–130 mm 30–82 mm 30–160 mm 30–200 mm 20–310 mm


    IS-7

    • IS-7 (Object 260) được chế tạo thử nghiệm từ tháng 9/1945. Đây là loại xe tăng hạng nặng đời 10 của Liên Xô có pháo s334 cỡ nòng 130mm. Mặt trước xe là lớp giáp dày 150mm vát nghiêng 65 độ (tương đương 330mm thép đặt thẳng đứng), hai bên hông bọc giáp dày 150mm vát nghiêng 45 độ, giáp đuôi xe dày 100mm. Mặt trước tháp pháo bọc lớp thép dày 240mm hình bán cầu (tương đương 350mm thắp đặt thẳng đứng), hai bên hông tháp pháo dày 185mm và đuôi tháp pháo dày 94mm. Xe nặng 68 tấn.
      Xe trang bị động cơ M-50T, công suất 1.050 mã lực, đạt tốc độ tối đa 60 km/h trên đường bằng phẳng (các xe IS-2/IS-3 chỉ đạt 37 km/h), tốc độ trên đường ghồ ghề là 32 km/h, dự trữ hành trình 300 km.
      Về hỏa lực, IS-7 Model 1948 trang bị pháo 130mm S-70 cùng 2 khẩu đại liên 14,5mm (một bố trí ngay cạnh pháo chính và một lắp nóc tháp pháo) và 6 khẩu trung liên 7,62mm. Hầu hết các súng máy được điều khiển tự động, đây là công nghệ rất mới trên thế giới lúc bấy giờ. Xe cũng được trang bị công nghệ mới mẻ thời bấy giờ là hệ thống nạp đạn tự động, cho tốc độ bắn đến 8 phát/phút, khắc phục hoàn toàn nhược điểm bắn chậm của các phiên bản IS trước đó.
      Tuy có những thông số rất ấn tượng nhưng IS-7 không được sản xuất hàng loạt mà chỉ dừng ở mức thử nghiệm.

    Lịch sử hoạt động

    • Xe tăng IS-2 lần đầu tham chiến mùa xuân năm 1944. Những chiếc IS-2 được phiên chế vào các trung đoàn tăng hạng nặng riêng biệt, thông thường có 21 xe mỗi trung đoàn.[19] Các trung đoàn này được dùng để tăng cường cho những khu vực tấn công quan trọng nhất trong những chiến dịch lớn. Về chiến thuật, chúng được dùng như những xe tăng đột phá. Vai trò của chúng là hỗ trợ bộ binh trong cuộc tấn công, sử dụng súng lớn để tiêu diệt các lô cốt, các toà nhà, các ụ súng, và các mục tiêu 'mềm' khác. Chúng cũng có khả năng đương đầu với bất kỳ loại xe tăng nào của Đức nếu cần. Một khi nhiệm vụ đột phá đã hoàn thành, những chiếc T-34 nhẹ hơn và có độ cơ động cao hơn sẽ tiếp tục nhiệm vụ.

    Xe tăng Iosef Stalin 330px-450px-IS-3_frontal_view
    IS-3 nhìn từ trước. Cấu hình trước lùn và chắc chắn và mũi hếch lên rất dễ nhận biết.

    • IS-3 lần đầu xuất hiện trước các nhà quan sát phương Tây tại cuộc Duyệt binh Chiến thắng của Đồng Minh ở Berlin tháng 9 năm 1945. Chiếc IS-3 là một phát triển ấn tượng trong con mắt những nhà quan sát quân sự phương Tây, đặc biệt là người Anh, và họ đã đáp lại bằng những bản thiết kế xe tăng hạng nặng của riêng mình.
      Tới cuối thập niên 1950, sự xuất hiện của khái niệm xe tăng chiến đấu chủ lực với loại xe T-64 - phối hợp khả năng cơ động nhanh của xe tăng hạng trung với hoả lực của xe tăng hạng nặng – đã khiến xe tăng hạng nặng mất đi tầm quan trọng trong học thuyết chiến dịch của người Liên Xô. Ở cuối thập niên 1960, những chiếc tăng hạng nặng còn lại của Liên Xô được trao lại cho cơ quan bảo quản và lưu trữ của Quân đội. IS-2 Model 1944 vẫn tiếp tục hoạt động lâu hơn nữa trong các quân đội Cuba, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Một trung đoàn IS-2 của Trung Quốc được triển khai hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên, nhưng từ đó không hề tham chiến. Trước những căng thẳng biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc, một số chiếc IS-3 của Liên Xô được chôn như những công sự cố định dọc theo biên giới Xô-Trung. Chiếc IS-3 được sử dụng trong các sự kiện ở Hungary năm 1956 và Mùa xuân Praha năm 1968.
      Đầu thập niên 1950, tất cả những chiếc IS-3 được hiện đại hoá thành các model IS-3M, cải tiến chủ yếu là việc trang bị bộ đàm liên lạc mới. Quân đội Ai Cập đã mua khoảng 100 chiếc xe tăng IS-3M từ Liên Xô.[20] Trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày, một trung đoàn xe tăng IS-3M duy nhất đã đồn trú với Sư đoàn Pháo binh số 7 tại Rafah và Lữ đoàn Tăng số 125 thuộc Sư đoàn Cơ giới số 6 tại Kuntilla đã được trang bị khoảng 60 chiếc IS-3M.[20] Pháo binh và các đơn vị lính dù Israel đã gặp rất nhiều khó khăn với những chiếc IS-3M trong chiến đấu bởi vỏ giáp dày của nó, vốn không thể bị hư hại bởi các vũ khí chống tăng bộ binh thông thường như súng bazooka.[20] Thậm chí đạn pháo xuyên giáp cỡ 90 mm bắn ra từ những xe tăng kiểu mới M48 Patton của Lực lượng Phòng vệ Israel cũng không thể xuyên lớp giáp trước của những chiếc IS-3 ở các cự ly chiến đấu thông thường.[20] Đã có một số cuộc đấu giữa những chiếc M48A2 Patton của Lữ đoàn Thiết giáp số 7 của IDF với những chiếc IS-3 hỗ trợ các vị trí của Ai Cập tại Rafah trong đó nhiều chiếc M48A2 đã bị tiêu diệt trong chiến đấu.[20]
      Dù vậy, tốc độ bắn thấp, tính năng động cơ thấp, hệ thống điều khiển hỏa lực đã lạc hậu so với những xe tăng kiểu mới hơn như T-62, cùng với tinh thần và kỹ năng kém của lính tăng Ai Cập là nhược điểm chết người. Khoảng 73 chiếc IS-3 đã mất trong cuộc chiến tranh năm 1967.[20] Đa số những chiếc IS-3 của Ai Cập đã được cho ngừng hoạt động, dù ít nhân một trung đoàn tăng IS-3 được giữ lại phục vụ mãi tới cuộc chiến tranh tháng 10 năm 1973.[20] Nhiều chiếc IS-3 vốn không hề bị phá hủy mà là do lính tăng Ai Cập đã tự bỏ xe để chạy trốn, nhờ vậy Israel đã thu được một số chiếc IS-3M còn nguyên vẹn, họ nhận thấy rằng chúng không thích hợp với kiểu chiến tranh xe tăng di chuyển nhanh trên sa mạc. Những chiếc không bị tháo rời được chuyển thành các công sự phòng ngự tĩnh trong vùng Sông Jordan.[20]
      Sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã cố gắng biến IS-2/IS-3 thành xe tăng hạng trung Kiểu 122.[21] Dự án này đã bị huỷ bỏ nhường chỗ cho Kiểu 59, một phiên bản copy của xe tăng T-54A Liên Xô.

    Các mẫu IS

    • IS-85 (IS-1)
      model 1943 được trang bị một khẩu pháo 85 mm. Khi việc sản xuất IS-2 bắt đầu, nhiều chiếc được trang bị lại với súng 122 mm trước khi xuất xưởng.
      IS-100
      Một phiên bản nguyên mẫu được trang bị súng 100 mm; nó tham gia thử nghiệm so sánh với IS-122 được trang bị một súng 122 mm. Dù IS-100 được báo cáo có khả năng chống thiết giáp tốt hơn, IS-122 được chọn vì có tính năng tổng thể tốt hơn.
      IS-122 (IS-2 model 1943)
      model sản xuất năm 1943, được trang bị súng A-19 122 mm.
      IS-2 model 1944 (thỉnh thoảng được gọi là "IS-2M")
      phiên bản cải tiến năm 1944 với súng D25-T 122 mm, khoá nòng di chuyển nhanh hơn và một thiết bị kiểm soát bắn mới, vỏ trước cải tiến và đơn giản hơn.
      IS-2M
      những chiếc tăng IS-2 hiện đại hoá của thập niên 1950.
      IS-3
      thiết kế lại giáp năm 1944, với tháp pháo mới hình tròn, thân trước đúc có góc cạnh, tích hợp các khoang chứa trên xích. Bên trong giống với model IS-2 năm 1944, và được sản xuất đồng thời. Khoảng 350 chiếc đã được chế tạo trong chiến tranh.
      IS-3M
      (1952) Phiên bản hiện đại hoá của IS-3. Sáu cặp bánh xe như IS-3; được trang bị các bình nhiên liệu ngoài có thể phun khói ngụy trang.
      IS-4
      thiết kế 1944, để cạnh tranh với IS-3. Thân dài hơn và giáp dày hơn IS-2. Khoảng 200 đã được chế tạo, nhưng sau chiến tranh.
      IS-7 model 1948
      nguyên mẫu 1946, chỉ ba chiếc được chế tạo. Tất cả thiết kế mới, trọng lượng 68 mét tấn, với pháo hàng hải 130 mm (nòng dài 7020 mm) với bộ phận nạp đạn tự động và ổn định, kính viễn vọng đêm, 8 súng máy, giáp dày từ 220 tới 300 mm và tốc độ trên đường đạt 60 km/h. Tổ lái 5 người.
      T-10 (IS-Cool
      Phiên bản cải tiến năm 1952 với một thân dài hơn, bảy cặp bánh thay vì sáu, một tháp pháo lớn hơn với một súng mới và thiết bị phun khói, một động cơ diesel cải tiến, và giáp dày hơn. Được đổi tên thành T-10.

    Những chiếc còn lại

    • Có nhiều chiếc IS-2 và IS-3 còn tồn tại, một số chiếc có thể thấy tại các địa điểm sau:
      IS-2
      Bảo tàng Quân đội Ba Lan, Warsaw, Ba Lan
      Bảo tàng Vũ khí, Poznań, Ba Lan
      Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự, Lešany, Cộng hoà Séc.[22]
      Bảo tàng Quân đội Giải phóng Nhân dân, Bắc Kinh.
      Liberty Park, Overloon, Hà Lan.
      IS-2M
      Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc Duxford, Anh.
      Bảo tàng Tăng Kubinka, Nga.
      Victory Park tại Poklonnaya Gora, Moscow, Nga.
      IS-3
      Bảo tàng Sư đoàn Thiết giáp IDF, Israel.
      Bảo tàng Vũ khí Thiết giáp, Trung tâm Huấn luyện Các lực lượng Lục quân, Poznań, Ba Lan (chiếc duy nhất vẫn có thể hoạt động)
      Bảo tàng Hậu cần Quân đội Hoa Kỳ, Aberdeen Proving Grounds, Maryland, USA.
      Victory Park ở phía bắc Ulyanovsk, Nga
      Ulyanovskoe SVU, Ulyanovsk, Nga
      Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự, Lešany, Cộng hoà Séc.[22]

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 6:16 am