Wikipedia Việt

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem đầy đủ nội dung và tải về được những nội dung có đường link Smile

Join the forum, it's quick and easy

Wikipedia Việt

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem đầy đủ nội dung và tải về được những nội dung có đường link Smile

Wikipedia Việt

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Wikipedia Việt

Bách Khoa Về Quân Sự Uy Tín

Keywords

Latest topics

» Andrey Ivanovich Yeryomenko
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyThu Dec 29, 2016 4:28 pm by aka47

» Sukhoi Su-30
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyThu Dec 29, 2016 4:21 pm by aka47

» Lực lượng đổ bộ đường không Nga Vdv
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyWed Dec 28, 2016 11:44 pm by đông tà

» Xe tăng Iosef Stalin
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyTue Dec 27, 2016 11:49 am by đông tà

» Tải game AOE 3 (đế chế 3) full sẵn, full update. Cài đặt đơn giản
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyMon Dec 26, 2016 9:26 pm by đông tà

» Nội quy diễn đàn
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyMon Dec 26, 2016 8:27 pm by đông tà

» Top 5 phần mềm sửa lỗi Windows hiệu quả
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyMon Dec 26, 2016 8:18 pm by Admin

» Hệ thống tên lửa Tor
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyMon Dec 26, 2016 7:54 pm by Admin

» Lớp tàu hộ vệ Gepard
Tổ hợp tên lửa S-400 EmptyMon Dec 26, 2016 7:42 pm by Admin

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month

No user

Top posters

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 

Poll

bạn có muốn sửa nội quy không ?
Tổ hợp tên lửa S-400 Bar_left0%Tổ hợp tên lửa S-400 Bar_right 0% [ 0 ]
Tổ hợp tên lửa S-400 Bar_left100%Tổ hợp tên lửa S-400 Bar_right 100% [ 3 ]

Tổng số bầu chọn : 3


    Tổ hợp tên lửa S-400

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 21
    Join date : 25/12/2016
    Age : 27
    Đến từ : việt nam

    Tổ hợp tên lửa S-400 Empty Tổ hợp tên lửa S-400

    Bài gửi by Admin Sun Dec 25, 2016 12:40 pm

    Tổ hợp tên lửa S-400 450px-S-400_SAM_during_the_Victory_parade_2010
    • Loại Tên lửa đất-đối-không di động chiến lược tầm xa
      Nguồn gốc Nga

    • Trang bị 2004
      Quốc gia sử dụng Nga

    • Nhà thiết kế Almaz / Antei:
      Năm thiết kế 1990-2000
      Nhà sản xuất Cục thiết kế chế tạo máy móc Fakel
      Giai đoạn sản xuất 2004-nay

    • Các biến thể 9M96, 9M96E và 9M96E2

    S-400 Triumf (tiếng Nga: C-400 «Триумф», tên mã định danh của NATO: SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là 1 phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300. Đây là hệ thống phòng không đa năng có tầm bắn xa nhất thế giới cho tới khi hệ thống S-500 ra đời.
    Trong quá trình phát triển, Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3, về sau đổi thành S-400 vì cái tên này mang hàm ý quảng bá nhiều hơn. Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống, giúp người sử dụng có thể tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các thể loại mục tiêu nhất định.[2] Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40–120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6.[3]
    S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40–50 km.[4], có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km cũng như các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5–10 m - đây là điều mà không 1 hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được. S-400 có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách tới 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km. So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số: Thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn (5 phút so với 30 phút), tầm bắn xa hơn (400 km so với 240 km), số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn (300 so với 100), cự lý phát hiện mục tiêu lớn hơn (600 km so với 350 km) cũng như có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn (4,8 km/giây so với 2 km/giây).
    Phát triển
    Việc nghiên cứu S-400 bắt đầu từ tháng 1 năm 1990. Đúng 9 năm sau, tháng Giêng năm 1999, lực lượng phòng không Nga chính thức công bố hệ thống này. Ngày 12 tháng 2 năm 1999, kết quả của các cuộc thử nghiệm cho thấy tên lửa đã rất thành công trong hoạt động. Năm 2001, Nga bắt đầu lên kế hoạch trang bị S-400 cho quân đội Nga.
    Năm 2003, Nga tuyên bố chưa sẵn sàng trang bị hệ thống này. Hai quan chức cấp cao trong Quân đội Nga lo ngại rằng hệ thống S-400 vẫn còn nhiều khiếm khuyết do còn sử dụng hệ thống điện tử đánh chặn "lỗi thời" từ S-300P. Vì thế, S-400 chưa sẵn sàng sản xuất.[5]
    Cuối cùng, vào năm 2004, dự án S-400 hoàn thành chỉnh sửa và được công bố vào tháng 2 năm 2004. Trong tháng 4, Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn 48N6DM tầm bắn 250 km trang bị cho S-400. Năm 2014, Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tầm bắn 400 km trang bị cho S-400
    Đặc điểm
    Thông số cơ bản
    1. Tốc độ tối đa của mục tiêu (km/s) 4,8[7]
      Tầm phát hiện mục tiêu (km) 600
      Tầm của mục tiêu khí động học (km)
      tối đa
      tối thiểu

      400[8]
      2
      Trần bay của mục tiêu mà tên lửa có thể bắn hạ (km)
      tối đa
      tối thiểu

      27 km (dễ dàng)[7]/30 (tối đa)[9](56 km [10] với tên lửa 9M96)
      5 mét (tên lửa 9M96)/10 mét (các loại tên lửa khác)
      Tầm của mục tiêu tên lửa đạn đạo (km)
      tối đa
      tối thiểu

      60
      5[11]
      Số lượng tối đa mục tiêu của thể đồng thời đánh chặn (full cast WRU) 80[12][13]
      Số lượng tên lửa định vị có thể đồng thời triển khai (full cast WRU) 160[12][12]
      Thời gian triển khai hệ thống (phút) 5[14][15]
      Thời gian từ khi hành quân chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu (phút) 3
      Thời gian có thể hoạt động trước mỗi lần đại tu (giờ) 10 000
      Tuổi thọ (năm)
      thiết bị mặt đất
      tên lửa định vị

      ít nhất 20
      15

    • Những mục tiêu mà hệ thống nhắm tới:[16]
      Máy bay ném bom chiến lược như các loại B1 Lancer, FB-111, B-52
      Các máy bay phục vụ cho tác chiến điện tử ví dụ EF-111A, EA-6
      Máy bay trinh sát tỉ như TR-1
      Máy bay cảnh báo sớm sử dụng rađa như E3-A, E2-C
      Máy bay tiêm kích ví dụ F-15, F-16, F-22 Lockheed Martin F-35 Lightning II[17]
      Máy bay tàng hình ví dụ B-2, F-117A
      Tên lửa hành trình chiến lược tỉ như Tomahawk
      Tên lửa đạn đạo (tầm bắn lên tới 3500km[18]).
      Tốc độ tối đa nói chung đối với các loại mục tiêu là 4.800 m/s (giới hạn tốc độ tuyệt đối là 5.000 m/s[18]), tốc độ tối thiểu là 0 m/s.[11]

    Cơ cấu phóng và tổ chức
    • Một đơn vị S-400 bao hàm
      Hệ thống chỉ huy 30K6E:
      Trung tâm điều khiển-chỉ huy 55K6E đặt trên xe tải Ural-532301.
      Hệ thống nhận diện mục tiêu sử dụng rađa toàn cảnh 92N6E (tầm quan sát 600 km) có khả năng chống nhiễu. Đặt trên một xe tải MZKT-7930. 92N6E có thể đồng thời theo dõi 300 mục tiêu.
      6 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không 98ZH6E, đóng vai trò một đơn vị tác chiến dành cho các chiến dịch độc lập, bao gồm:[11]
      Rađa đa chức năng 92N6E hoặc 92N2E, tầm quan sát 400 km.[19]
      Dàn phóng 5P85TE2 hoặc 5P85SE2 đặt trên xe tải BAZ-64022 hay MAZ-543M (tối đa 12 ống phóng).
      Các tên lửa phòng không như 48N6E, 48N6E2, 48N6E3, 48N6DM, 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.[20]
      Hệ thống chỉ huy 30К6Е có thể điều khiển các hệ thống vũ khí sau:[11]
      Hệ thống S-400 Triumf 98ZH6E;
      S-300PMU2 (thông qua hệ thống điều khiển 83М6Е2);
      S-300PMU1 (thông qua hệ thống điều khiển 83М6Е);
      Tor-M1 thông qua trạm điều khiển cấp khẩu đội Ranzhir-M;
      Pantsir-S1 thông qua xe chỉ huy của khẩu đội;

    Radar
    S-400 sử dụng rađa đa chế độ 92N6E đặt trên xe tải MZKT-7930, phiên bản nâng cấp từ 30N6E2 dùng trên S-300, với chất lượng và tầm quan sát được cải thiện đáng kể. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Việc nâng cấp ra đa dẫn đến việc nâng cấp hệ thống ống truyền tín hiệu nhằm nâng cao hiệu suất và khẩu độ, cùng với việc cải tiến các thiết bị kích thích và khả năng nhảy tần tự động. Ngoài ra, S-400 cũng sử dụng ra đa tiếp nhận 96L6 với tầm quét 300 km, cũng đặt trên xe tải MZKT-7930. Một rađa khác được tích hợp là ra đa mảng pha 3 chiều 91N6E, phiên bản nâng cấp từ 64N6E2.[2]
    Một số loại ra đa khác có thể được sử dụng trên S-400 là ra đa băng tần L 59N6 Protivnik GE và 67N6 Gamma DE, ra đa tần số rất cao (VHF) 1L119 Nebo SVU, hoặc ra đa đa tần Nebo M. Người ta hiện đang thử nghiệm các hệ thống định vị phát xạ Topaz Kolchuga M, KRTP-91 Tamara, và 85V6 Orion với nhiệm vụ "tìm bắt" các mục tiêu đã "qua mặt" hệ thống ra đa tiếp nhận hoặc khi ra đa tiếp nhận đã bị đối phương gây nhiễu.[2]
    Phía Nga cũng đang thử triển khai các thiết bị điện tử của S-400 lên dòng xe tải BAZ Voschina, ví dụ 92N6 và 96L6-1 trên BAZ-69096, và 40V6M/T cùng 91N6 trên BAZ-6403.01. Tháp chỉ huy đang được dự tính triển khai trên BAZ-69092-012, và máy chuyển đổi năng lượng 63T6A cùng với máy phát điện 5I57A sẽ được đặt trên một phiên bản khác của BAZ-69092-012.[2]
    1 tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600 km,. Một lữ đoàn tác chiến (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Năm 2015, nhà sản xuất tuyên bố tính năng của S-400 đã được tăng cường, một lữ đoàn tác chiến lớn (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 80 mục tiêu và điều khiển đồng thời 160 tên lửa tấn công 80 mục tiêu này.
    Thường thì 1 tiểu đoàn S-400 có khoảng 12 xe phóng với 48 tên lửa tầm xa hoặc rất xa (mỗi xe phóng có 4 tên lửa). Nếu muốn mang được nhiều tên lửa hơn thì có thể dùng loại tên lửa cỡ nhỏ và có tầm bắn ngắn hơn như 9M96E hoặc 9M96E2 (mỗi ống phóng tên lửa cỡ lớn có thể thay bằng 4 ống phóng tên lửa cỡ nhỏ), nếu dùng toàn bộ tên lửa 9M96E/E2 thì 12 xe phóng có thể mang tới 192 tên lửa. Khả năng tiêu diệt mục tiêu phụ thuộc vào tên lửa và hệ thống sử dụng.[21]
    Tên lửa

    • Tên lửa tầm cực xa 40N6 với tầm bắn lên đến 400 km (250 mi). Sử dụng đầu đạn định vị rađa chủ động.[22]
      Tên lửa tầm xa 48N6DM có tầm bắn 250 km (160 mi). Sử dụng đầu đạn định vị ra đa bán chủ động.
      Tên lửa 48N6E3/48N6E2, tầm bắn 250/200 km, có thể hạ mục tiêu bay với vận tốc 4800/2800 m/s hoặc tên lửa bay với vận tốc 2000 m/s.[11]
      Tên lửa 9M96E2[23] có thể bắn hạ mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 120 km (75 mi), trần bay từ khoảng 5 mét đến 30 km. Khả năng bắn hạ tốt nhất đối với các mục tiêu bay nhanh và cơ động cao ví dụ máy bay tiêm kích. Nặng 420 kg và sử dụng đầu đạn định vị bằng ra đa.
      Tên lửa 9M96E tầm trung (40 km), trần bay 20 km, nặng 333 kg. Đầu đạn định vị ra đa chủ động.[18]
      Tên lửa 9M96 tầm trung (120 km), chỉ dùng trong nội địa và không xuất khẩu. Tỉ lệ bắn hạ đối với tên lửa đối phương là gần 100%, còn đối với máy bay hay máy bay không người lái là 90% và 80%. Thử nghiệm cho thấy tên lửa có thể bay tới độ cao 56 km với sức chịu tải hơn 20g, giúp nâng cao đáng kể khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung và gần.[24]
      Tên lửa chống tên lửa đạn đạo 77N6-N và 77N6-N1 được đưa vào sử dụng năm 2014. Được kỳ vọng là giúp nâng cao khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng động năng.[25] 77N6-N và N1 cũng sẽ được triển khai trên tổ hợp tên lửa S-500 với vai trò đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa.[26]

    Triển khai
    21-5-2007, các tiểu đoàn S-400 bắt đầu được triển khai tại khu vực Moscow và các vùng công nghiệp quan trọng của Nga. Phòng Không Nga cũng tuyên bố rằng họ sẽ triển khai S-400 bao quanh thị trấn Elektrostal.[27]
    6-8-2007, trung đoàn tên lửa 606 Zenith của Nga trang bị S-400 tiến đến đóng quân ở Elektrostal
    Năm 2008, tướng Vladimir Sviridov tuyên bố, nga sẽ thay thế các đơn vị S-300 ở tây bắc nước Nga bằng các đơn vị S-400. Ông cũng nói đến năm 2020 thì S-400 sẽ là tên lửa phòng không chủ lực trong lực lượng phòng không Nga.[28]
    Tháng 9 năm 2006, phó thủ tướng Nga Sergei Ivanov nói nhà nước Liên Bang Nga đang lập 1 chương trình vũ trang từ năm 2007-2015. Trong chương trình này có nhắc đến việc sẽ sản xuất 18 tiểu đoàn S-400 phục vụ chiến đấu.
    26-8-2009, Bộ trưởng quốc phòng Nga thông báo sẽ triển khai các tên lửa S-400 tại vùng viễn đông nước Nga để tránh các tên lửa và mảnh vỡ của các tên lửa Triều Tiên phóng rơi vào nước Nga.[29]
    Trong tháng 2 năm 2011, S-400 được triển khai tại Dubrovki, phía bắc Moscow và quần đảo Kuril để khẳng định chủ quyền của Nga tại hòn đảo này.[30]
    Năm 2012, Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, quân đội nước này đã bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa đất đối không S-400 Triumf tại khu vực Kaliningrad, vùng biển Baltic giáp Ba Lan và Lithuania. Nó cũng có mặt ở phía đông thành phố Nakhodka.[31]
    Tính đến năm 2012, đã có 140 mục tiêu quan trọng khác nhau trong đó có các khu công nghiệp trung tâm, các nhà máy điện hạt nhân, các mục tiêu chính trị quan trọng của quốc gia và thủ đô Moscow.[32]
    Tổ hợp tên lửa S-400 375px-BAZ-6909-022_chassis_for_S-400_system_-04
    Dư luận quốc tế
    1. Giá của 1 hệ thống S-400 hiện nay là gần 200 triệu USD (thời giá 2007). 23-8-2007, Nga tuyên bố họ sẽ không xuất khẩu loại vũ khí này trong những năm tiếp theo.
      Rất nhiều quốc gia muốn mua hệ thống này như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Ả rập Saudi, Ấn Độ, Iran.... Phó chủ tịch Duma quốc gia nga Vladimir Zhirinovsky kêu gọi xuất khẩu hệ thống này cho Iran
      Ngày 24-8-2009, Belarus đệ trình yêu cầu muốn mua S-400 từ Nga [33]. Trong chương trình tên lửa chống máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ thì Istanbul tỏ ý muốn mua S-400 hơn là đối thủ của nó là Patriot.
      Năm 2011, Trung Quốc tỏ ý muốn mua S-400 và máy bay Sukhoi Su-35 của Nga nhưng bị từ chối vì từ trước đến nay Trung Quốc luôn sao chép công nghệ vũ khí mà Nga xuất khẩu cho. Hàn Quốc đang phát triển một phiên bản đơn giản của S-400 được gọi là M-SAM Cheolmae-2 với sự giúp đỡ của Almaz. Đây là một trong những động thái để đối phó với Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc.[34].
      Bộ quốc phòng Nga đang xem xet việc xuất khẩu S-400 vào năm 2015. Việt Nam dự kiến sẽ mua 4-6 hệ thống S-400 sau khi Nga đồng ý xuất khẩu.[35]
      Do việc không mua được S-400 nên vừa rồi Trung Quốc vừa công bố đang phát triển một tổ hợp tên lửa mới mang tên HQ-19 (Hồng Kỳ 19). Trung Quốc tuyên bố HQ-19 có tính năng tương đương có khi còn tốt hơn phiên bản S-400 của Nga nhưng lại rẻ hơn rất nhiều. Người ta cho rằng đây là 1 phiên bản sao chép S-400 của Trung Quốc nhưng đương nhiên sẽ không tốt bằng S-400 [36]. Năm 1997, Trung Quốc cũng ra mắt tổ hợp tên lửa mới mang tên HQ-9 (Hồng Kỳ 9) sao chép y gần như y nguyên từ bề ngoài đến công nghệ của các hệ thống S-300PMU1 mà Trung Quốc mua của Nga những năm 1993, tuy vậy về tính năng kỹ thuật nó lại không hoàn hảo và còn nhiều khuyết điểm so với S-300.[37]

    Tổ hợp tên lửa S-400 375px-May_2011_Parade_-_S-400
    Nhà sử dụng
    king Nga đang sở hữu 25 tiểu đoàn ở 12 trung đoàn (năm 2015).
    Theo dự tính, cho đến năm 2020 người Nga sẽ triển khai 28 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn bao hàm 2 hay 3 tiểu đoàn (4 hệ thống/tiểu đoàn), chủ yếu ở vùng duyên hải và biên cương. Cho đến thời gian đó, S-400 sẽ đóng vai trò xương sống của hệ thống tên lửa phòng không của Nga[4] co tới khi hệ thống hiện đại hơn là S-500 được sản xuất.
    confused Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Trung Quốc - Trung Quốc sẽ mua 6 tiểu đoàn S-400[38][39], ký hợp đồng năm 2015
    Khách hàng tiềm năng
    • Kazakhstan - bắt đầu lập kế hoạch mua một hệ thống phòng thủ trên không S-400 từ Moscow sau năm 2015.
      Belarus - Có kế hoạch mua S-400 từ tháng 9 năm 2011
      Ả Rập Saudi - Hợp đồng 12 hệ thống S-300 hay S-400, kế hoạch bị trì hoãn do áp lực từ phía Hoa Kỳ.
      Việt Nam - Việt Nam sẽ mua 4 - 6 tiểu đoàn S-300PMU2 và S-400 cho đến khi Nga cho phép xuất khẩu.[40]
      Armenia - Armenia tỏ ý muốn mua S-400 vào năm 2011.[41]
      Thổ Nhĩ Kỳ - Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga tham gia thầu với S-400.[42]
      Iran
      Ấn Độ Ấn Độ
      Serbia
      Syria

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 4:17 am